Trong những tựa game đối kháng đồng đội, thuật ngữ buff và buff bẩn là hai thuật ngữ phổ biến, thường được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh của các game như Liên Quân. Buff bẩn là gì? Những tác động tiêu cực của hành vi này gây hậu quả như thế nào đến trải nghiệm chơi game của những người khác?
Ở trong bộ môn trò chơi điện tử, thuật ngữ buff là một từ ngữ được sử dụng khá nhiều. Trong mọi trò chơi, Buff thường được đề cập để ám chỉ việc tăng cường sức mạnh cho một nhân vật, vật phẩm hoặc phụ kiện theo nhiều cách khác nhau. Ngoài ra, khái niệm Buff cũng được áp dụng trong đời sống hàng ngày với ý nghĩa riêng. Nhưng Buff và Buff bẩn đề cập đến việc sử dụng các chiêu thức hay cách tiếp cận không đầy đủ trung thực, thường liên quan đến việc tăng điểm like hoặc theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội. Câu hỏi nảy sinh liệu Buff có thực sự có lợi và xứng đáng được sử dụng không?
Buff là gì? Buff bẩn là gì?
Buff thường được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng game thủ. Đặc biệt, Buff xuất hiện thường xuyên trong các trò chơi thuộc thể loại MMORPG hoặc MOBA như Liên Minh Huyền Thoại, Liên Quân, và cả các game bắn súng góc nhìn thứ nhất như CSGO, Valorant,..
Buff được sử dụng để ám chỉ việc gia tăng sức mạnh của một vị tướng, vật phẩm hay phụ kiện. Thế nhưng quá trình gia tăng sức mạnh này cũng được hiểu theo hai lớp nghĩa khác nhau. Lớp nghĩa thứ nhất đó là là sự gia tăng sức mạnh lâu dài hoặc tạm thời. Hai là mô tả về hiệu ứng tăng cường sức mạnh từ bộ kỹ năng của một nhân vật, thường được coi như một loại phép thuật.
Buff – Gia tăng sức mạnh từ nhà phát triển
Các nhà phát triển game thường sử dụng thuật ngữ “buff” để mô tả việc gia tăng sức mạnh, có thể là tạm thời hoặc lâu dài, của một vị tướng, vật phẩm hoặc phụ kiện thông qua các bản cập nhật. Mục tiêu chính của việc này là để tạo ra sự cân bằng trong trò chơi.
Ví dụ, trong Liên Minh Huyền Thoại, khi một vị tướng trở nên quá yếu so với meta hiện tại, Riot Games thường thực hiện các điều chỉnh Buff để cân bằng sức mạnh. Ví dụ như phiên bản cập nhật mới nhất, Jax đã nhận một Buff sức công kích, tăng từ 3.38 lên 4.25 cho mỗi cấp độ của anh.
Hiệu ứng buff từ kỹ năng đòn đánh
Buff thường dành cho các tướng hỗ trợ, những nhân vật giúp tăng cường khả năng chiến đấu, di chuyển, và phục hồi sức khỏe cho đồng đội.
Trong Liên Quân, có những tướng như Payna có khả năng tự hồi máu và cấp độ này cũng áp dụng cho đồng minh của cô. Cô được ví như một “bình máu di động”. Còn Alice, với khả năng tạo giáp ảo và tăng tốc độ di chuyển cho đồng đội trong một khoảng thời gian nhất định.
Buff bẩn là gì?
Buff bẩn là thuật ngữ được sử dụng nhắm ám chỉ hành vi gian lận, dàn sếp chiến thắng dành cho, cố tình dàn xếp, feed mạng để chiến thắng trò chơi. Những hành vi buff bẩn thường được người chơi game sử dụng, bao gồm việc sử dụng các tài khoản phụ cùng thi đấu với tài khoản chính, mục đích là tạo ra các trận đấu dễ dàng để giúp tài khoản chính đạt được nhiều thành tựu hoặc cày rank cho người khác.
Các hành vi buff bẩn trong các trận đấu xếp hạng của Liên Minh Huyền thoại, Liên Quân Mobile… diễn ra ra khá nhức nhối. Hành vi Buff bẩn dễ thực hiện và thường có thể tránh được sự chú ý từ nhà phát triển game. Nó không chỉ đơn giản dừng lại ở việc tạo ra thành tích cá nhân mà còn liên quan đến việc điều chỉnh tỷ số, cá độ trong trò chơi.
Trong các trận đấu chuyên nghiệp hay những trận đấu xếp hàng ở rank cao nhiều người chơi được kết hợp trong đội hình sẽ tự tạo tình huống thua cố ý để giúp đội đối thủ chiến thắng. Hậu quả, họ chỉ bị thua một trận đấu và mất vài điểm xếp hạng, nhưng lại nhận được một số tiền lớn từ việc dàn xếp tỷ số.
Người chơi thực hiện hành vi buff bẩn như thế nào?
Các game thủ thường sử dụng hai tài khoản game khác nhau: một là tài khoản phụ và một là tài khoản chính. Tài khoản phụ thường được sử dụng để buff bẩn, giúp tài khoản chính dễ dàng chiến thắng và nhanh chóng leo rank. Cả hai tài khoản này thường có mức rank tương đồng để tăng khả năng gặp nhau ở các trận đấu cao hơn. Một điểm đặc biệt là cả hai nick thường sử dụng hình ảnh đại diện rất đặc biệt để có thể nhận ra lẫn nhau.
Ví dụ, khi bắt đầu một trận đấu, cả hai tài khoản sẽ cùng tham gia vào trận đấu. Nếu phát hiện rằng hình ảnh đại diện của họ dễ nhận biết, họ sẵn sàng chơi trận đấu đó. Ngược lại, nếu hình ảnh đại diện không đúng như mong đợi, họ sẽ bỏ qua và chờ trận đấu khác. Sau khi vào trận, tài khoản phụ sẽ thực hiện các hành vi như “feed mạng”, afk để tạo cơ hội cho team của tài khoản chính. Khi có lợi thế hơn, tài khoản chính sẽ dễ dàng đạt chiến thắng. Qua cách này, việc buff bẩn giúp game thủ “chơi không đẹp” leo rank cao trở nên dễ dàng hơn.
Nhưng trải nghiệm tiêu cực được gây ra do hành vi buff bẩn là gì?
Hành vi buff bẩn không chỉ gây ra những tác động tiêu cực đối với trò chơi mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi của cộng đồng game thủ. Việc này tạo nên một môi trường không công bằng và mất lòng tin trong cộng đồng game. Cảm giác không công bằng khi phải đối mặt với những người chơi sử dụng cách chơi không fair làm mất đi niềm vui và sự hứng thú trong trò chơi.
Hành vi này còn làm mất đi tính công bằng của trò chơi, khiến cho những người chơi không dùng hành vi này phải gánh chịu hậu quả không công bằng và không thể kiểm soát. Điều này cản trở sự phát triển cũng như trải nghiệm thực sự của người chơi, khi họ không thể thể hiện kỹ năng và khả năng của mình một cách trọn vẹn.
Hơn nữa, hành vi buff bẩn còn gây ra sự phá vỡ trong cộng đồng game, làm mất đi tinh thần fair-play và lòng tin vào tính công bằng của trò chơi. Nó ảnh hưởng đến lòng tin giữa các game thủ, làm giảm tính cộng đồng và tinh thần hợp tác giữa họ.
Hơn cả cả, hành vi này có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý nghiêm trọng khi vi phạm quy định và chính sách của nhà phát hành game, đe dọa tới việc bị xử phạt hoặc mất tài khoản trong trò chơi. Thậm chí là hành vi tiêu cực trong, bán độ trong thi đấu chuyên nghiệp cũng từ hành vi buff bẩn gây ra.
Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng buff bẩn diễn ra trong game?
Hiện tại, nhiều nhà phất hành game vẫn chưa có quy định cụ thể để xử lý người chơi thực hiện Buff bẩn trong các trận xếp hạng. Thay vào đó, họ đưa ra một số hình phạt nhất định dành cho những người chơi có hành vi này, bao gồm:- Khóa tài khoản Buff bẩn trong 6 tháng.- Tước các phần thưởng như tướng, mẫu mắt, trang phục, và biểu tượng từ mùa trước nếu có.Tuy nhiên, những hình phạt này chỉ là cảnh báo cho những người chơi thực hiện Buff bẩn trong các game MOBA. Đừng để ham muốn lên hạng cao mà vi phạm quy tắc, vì mức phạt có thể cao hơn với việc khóa tài khoản vĩnh viễn và mất hoàn toàn khả năng truy cập vào trò chơi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mọi khoản nạp tiền vào game sẽ không còn có giá trị.
Tình trạng Buff bẩn trong trong các trận đấu xếp hạng rất đang bị phê phán ở mọi tựa game MOBA. Nhiều nhà phát hàng, đặc biệt là Garena đã nỗ lực hạn chế hành vi tiêu cực này bằng cách giới hạn việc chờ thời gian vào game. Các trận đấu xếp hạng 5vs5 diễn ra vào tối muộn thường bị hạn chế vì đây là khung giờ thường xảy ra buff bẩn, cày thuê, tool hack, afk… Khi cả hai đội không thể vào trận, điểm số vẫn được bảo toàn. Dù chúng ta không thể trách nhà phát hành ngay lập tức, nhưng hy vọng trong tương lai sẽ có các quy định nghiêm ngặt hơn để xử lý vấn đề này.
Mong rằng bài viết này sẽ là tín hiệu rõ ràng về tình trạng Buff bẩn là gì? Đây là một hành vi không minh bạch và gian lận trong việc leo rank. Hãy cùng nhau ngăn chặn những hành vi không công bằng này trong cộng đồng chơi game.
>>> Xem thêm: AFK là gì? Những hình thức phạt thích đáng cho game thủ AFK